

Hiện nay, thực hành dạy toán tư duy cho trẻ được nhiều trung tâm và trường tiểu học triển khai. Hoạt động đào tạo này
TÌM HIỂU NGAY phương pháp dạy và học toán Tư duy bạn có thể áp dụng cho cả lớp học, hay giờ tự học tại nhà, bổ trợ cho các giờ học chính khóa hoặc tại trung tâm. Cùng Sylvan Learning Việt Nam áp dụng phương pháp sáng tạo để dạy bé học toán tư duy hiệu quả và tiến bộ vượt bậc trong học tập một cách nhẹ nhàng.
Đừng quên tìm hiểu thêm về triết lý giáo dục cởi mở của Sylvan Learning Việt Nam với hơn 40 năm kinh nghiệm ngành Giáo dục tại Hoa Kỳ. Bạn cũng có thể cho bé tham gia ngay các khóa học Toán tư duy của chúng tôi với các ưu đãi đặc biệt *.
*Chương trình áp dụng có thời hạn. Vui lòng LIÊN HỆ NGAY Hotline Sylvan Learning Việt Nam 19006747 để biết thêm chi tiết
Nên bắt đầu dạy toán tư duy cho trẻ em từ lúc nào? Cách dạy con học toán tư duy liệu có khác biệt so với cách thấy cô giảng dạy môn toán trong trường phổ thông?
Trong bài viết này, Sylvan Learning Việt Nam giới thiệu đến bạn:
Đây chính là những giai đoạn mang tính nền tảng, trẻ yêu thích và học toán hiệu quả sẽ có nhiều lợi thế tiếp tục học tốt môn Toán ở những bậc học cao hơn.
Toán tư duy là ngôn ngữ của tư duy logic. Bạn có thể sử dụng nó như một công cụ để hình thành và rèn luyện tư duy cũng như các kỹ năng mềm cần thiết khác cho trẻ nhỏ. Và, nó sẽ đạt hiệu quả cao khi dạy toán tư duy cho trẻ mầm non ngay từ sớm. Bởi, đây là thời điểm não bộ trẻ đang trong thời gian phát triển hoàn thiện, trẻ có thể tiếp thu mọi thứ một cách nhanh chóng.
Theo đó, một nghiên cứu của tiến sĩ Jie-Qi Chen đã chứng minh, trẻ em có tư duy và kỹ năng mềm hình thành sớm sẽ có năng lực tiếp thu kiến thức tốt hơn. Đây là một trong những lợi thế không thể bàn cãi để phụ huynh quyết định dạy toán tư duy cho trẻ càng sớm, càng tốt.
Nhiều thí nghiệm đã chỉ ra rằng trẻ sinh ra với kỹ năng học toán một cách tự nhiên. Ngay từ 6 tháng tuổi trẻ nhỏ đã có thể nhận biết được sự thay đổi về số lượng đối tượng. Có nghĩa, trẻ có thể nhanh chóng xác định số lượng đối tượng nhiều hơn hay ít đi ngay cả khi không có kiến thức về đếm số hay khái niệm về toán học.
Bằng cách ứng dụng các bài giảng đa dạng, thú vị, toán tư duy giúp trẻ hiểu và có góc nhìn về Toán học mới mẻ, thích thú hơn. Trẻ vừa học kiến thức, vừa được áp dụng các kiến thức học được vào thực tiễn.
Bạn hoàn toàn có thể dạy toán tư duy cho trẻ về kiến thức không gian, hình học thông qua các hoạt động gần gũi như:
Theo nghiên cứu của Zero to Three, dạy trẻ toán tư duy về hình mẫu – mô hình sẽ giúp trẻ học cách đưa ra dự đoán, sử dụng các tư duy logic để suy luận và giải quyết vấn đề. Bên cạnh vai trò chủ yếu giúp xây dựng tư duy thẩm mỹ cho trẻ.
Việc tạo dựng cho trẻ sự yêu thích Toán học và niềm tin rằng chúng sẽ thành công vô cùng cần thiết. Thái độ quyết định đến hành động và hành động tạo ra kết quả.
Khi trẻ có tâm thái học Toán tích cực, thoải mái, hứng khởi thì việc học diễn ra dễ dàng và kết quả đạt được sẽ cao hơn.
Khi trẻ em tập đếm, chúng thường có thói quen đếm từ số bé nhất cho đến mốc cần thiết. Ví dụ bạn cần 8 chiếc bút chì, các con sẽ nhặt và đếm từng chiếc từ 1 đến 8. Ban đầu, trẻ em đém số trong vô thức mà chẳng cần để ý đến số lượng thực tế.
Đừng quá lo lắng về vấn đề này bạn nhé, chúng tôi sẽ đưa ra một hoạt động bổ ích để phát triển kỹ năng toán học cho bé.
Bạn có thể thử thách con bằng cách yêu cầu chúng đếm đến số cao nhất có thể. Các con cần đếm một cách chậm rãi và không bị ngắt quãng, không được nhờ sự trợ giúp. Các đồ vật có kích cỡ tương đương như: sỏi, viên bi, mảnh xếp hình,…thường được sử dụng để các con luyện đếm.
Trong quá trình dạy con tập đếm, bạn nên tận dụng bất cứ đồ vật nào xung quanh con. Từ những bộ phận gần gũi nhất là ngón tay, ngón chân, thức ăn, đồ chơi đến các sự vật trong thiên nhiên như: đá, lá cây, cành cây, quả…Thậm chí, đồ dùng hàng ngày cũng có thể trở thành công cụ học toán tư duy như: quần áo, giày dép, mũ, nắp chai, cuộn giấy…
Ngoài ra, sự hiếu động của trẻ em cũng có thể là động lực học không hề nhỏ. Hãy thử thách bé đếm các bậc cầu thang xem chúng có thể đứng ở bậc cao nhất hay không nhé.
Một kỹ năng mà trẻ cần có khác chính là khả năng so sánh về: màu sắc, độ dài, kích cỡ, tính chất, phân loại. Các bài toán tư duy dạng này hướng đến các kỹ năng nắm, chạm, di chuyển để tìm ra khoảng cách nhất định.
Ví dụ con có thể sắp xếp các đồ vật và gọi chúng là “đồ chơi”, một và thứ khác gọi là “đồ ăn”.
Theo cách này, trẻ em sẽ được dạy kỹ năng tổ chức và tư duy một cách khoa học.
Sau khi việc tập đếm đã trở nên thành thục, bé sẽ làm quen với các phép cộng và phép trừ cơ bản.
Ví dụ, nếu bé thích ăn bánh quy, hãy để bé đếm xem trên đĩa có tổng cộng bao nhiêu miếng. Sau đó, trong trường hợp con muốn ăn thêm, đó sẽ là một phép cộng hoàn hảo. Ngược lại, mỗi khi con ăn hết 1 chiếc bánh thì số lượng sẽ giảm – đây là ví dụ cụ thể để hướng dẫn con thực hành phép trừ.
Ngoài việc đếm số, bé cũng có thể nhìn một cách trực quan vào thể tích của đồ ăn trong đĩa. Thể tích sẽ tăng lên khi được cho thêm và rút bớt khi ăn hết.
Cha mẹ cũng cần để ý xem đâu là những đồ vật, sự vật mà bé thích thú. Các bạn có thể tận dụng chúng như “mồi câu” giúp các con có động lực học hơn. Hãy tạo nhiều bối cảnh, mô hình dạy toán tư duy khác nhau để bé không cảm thấy nhàm chán nhé.
Bạn có thể ít khi nghe đến bàn tính Abacus nhưng hiểu một cách đơn giản, đây là loại công cụ đếm với các hạt trên que trong cùng một khung gỗ. Phần khung thường được chia làm 2 phần, phần trên và phần dưới.
Theo quy tắc, 1 hạt ở phần trên có giá trị bằng 5 và 1 hạt ở phần dưới có giá trị là 1. Trong khi đó, mỗi que lại có một ý nghĩa khác nhau lần lượt là: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn và hơn thế nữa tùy vào số lượng các que.
Số que trong một bàn tính luôn là số lẻ và không bao giờ ít hơn 9. Mô hình cơ bản nhất thường chỉ có 3 que, nhưng hiện tại số lượng này có thể lên đến 29 hoặc 31 để tính các con số khổng lồ.
Kỹ thuật sử dụng bàn tính luôn là “từ trái sang phải”, điều này khiến một vài em nhỏ cảm thấy khó khăn vì thói quen làm toán “từ phải sang trái” thông thường. Tuy hơi phức tạp, nhưng kỹ thuật tính toán này có thể phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của các em. Từ đó nâng cao tốc độ và rèn luyện sự nhanh nhẹn của trẻ trong tư duy toán học.
Xem thêm: Chương trình Toán tư duy Soroban: Tính nhanh – Luyện trí não
Nhắc đến flash card, có lẽ nhiều bạn chỉ nghĩ đến bộ ngôn ngoại ngữ và chủ yếu dùng chúng để học từ vựng. Tuy nhiên, đây cũng là phương thức học toán vô cùng hiệu quả.
Việc chia nhỏ các nội dung toán học như: dấu, phép tính, con số,…khiến bài học trở nên thú vị và dễ hiểu hơn. Các em có thể sử dụng flashcard như một công cụ học từ vựng toán học bằng tiếng Anh.
Do sự khác biệt về ngôn ngữ, các em sẽ cảm thấy bối rối ngay cả khi gặp một phép tính cực kỳ đơn giản như “2 + 3” hay “7 + 2”. Trong tiếng Anh, các phép tính này được quy về “chữ cái” như: compute to find the sum (tính toán để tìm tổng), calculate the equation to identify the difference (tìm hiệu số của phép tính).
Trẻ em thường có xu hướng vừa thích học, vừa thích chơi chứ không muốn ngồi im một chỗ. Bạn hãy tìm cách biến hoạt động toán tư duy thành những thử thách nhở để luyện tập với các con mỗi ngày, ở bất cứ đâu nhé. Bạn có thể đưa ra các bài tập đếm đơn giản khi con còn ở độ tuổi mẫu giáo bằng các cách: đếm đồ dùng học tập, đếm đồ ăn, đếm bộ phận cơ thể,…
Để áp dụng thành công các chiến thuật dạy toán tư duy cho trẻ mầm non trên, bạn hãy tìm hiểu thêm về các phương pháp giảng dạy cũng như các hoạt động Toán tư duy cho trẻ mầm non hữu ích sau:
Để quá trình dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thành công và đạt hiệu quả cao, người dạy cần biết các trọng tâm sau:
Thiết kế lộ trình học cho trẻ từ dễ đến khó. Đồng thời, ngời dạy phải luôn quan sát và theo dõi khả năng tiếp thu của trẻ để có hướng điều chỉnh cách dạy, bài giảng sao cho phù hợp.
Hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi để trẻ áp dụng kiến thức toán tư duy vào đời sống. Khuyến khích trẻ tự phân tích và tìm hướng giải quyết các vấn đề độc lập.
Phải lên kế hoạch dạy toán tư duy, học và ôn tập kiến thức mỗi ngày cho trẻ. Qua đó giúp trẻ củng cố kiến thức cũ và tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non để có thể vận dụng tốt hơn.
Với bản tính thích khám phá cái mới, ham chơi ở trẻ thì làm sao để thuyết phục trẻ học toán nghiêm túc? Bạn có thể dạy toán tư duy cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động toán tư duy nhé. Với các hoạt động này, trẻ có thể vừa học vừa chơi mà không hề cảm thấy nhàm chán. Bật mí cho bạn một số hoạt động toán tư duy dễ thực hiện như: Trò chơi xếp ly, săn tìm các dạng hình học cơ bản, Trò chơi Bingo…
Bạn sẽ có hàng tá hoạt động để dạy toán tư duy cho trẻ mầm non. Tuy nhiên, dù là sử dụng hoạt động nào thì cũng vì truyền tải 4 kiến thức trọng điểm này cho trẻ:
Lựa chọn thời điểm và phương pháp dạy toán tư duy cho trẻ mầm non phù hợp là giai đoạn rất cần thiết mà người dạy cần lưu ý. Đây là bước quan trọng không chỉ quyết định “vạch xuất phát” của trẻ so với bạn bè, mà nó còn là bước đầu xây dựng nền tảng tư duy, kỹ năng và kiến thức toán học cho trẻ.
Xem thêm: Hướng dẫn thực hành dạy toán tư duy cho trẻ mầm non
Những thước đo này rất quan trọng giúp người lớn hướng dẫn cho trẻ phương pháp học toán tư duy logic hiệu quả. Nhờ vậy bé có cải thiện tốt hơn mỗi ngày.
Tính chất của toán tư duy logic là sử dụng suy luận logic và trình tự logic để tiếp nhận thông tin. Điểm mạnh của phương pháp này nằm ở chỗ giúp người học nhìn vào các mẫu để giải quyết vấn đề.
Quá trình học toán tư duy logic giúp trẻ dần yêu thích cách con số. Đồng thời bé còn biết cách tìm ra cách suy luận khoa học để trả lời các câu hỏi. Hành trình này giúp con chủ động sắp xếp và phân loại mọi thứ dễ dàng.
Thay vì “hằng hà sa số” các thông tin rối rắm không đầu không cuối, nhờ toán tư duy logic, con biết cách nhóm những phần giống nhau lại. Nhờ vậy, mọi thứ đơn giản và dễ hiểu hơn.
Thực tế đã cho thấy, trẻ học tốt toán tư duy logic thường:
Nói cách khác, những người học toán tư duy logic thường có xu hướng tìm kiếm ra các nguyên tắc, định luật trong mọi sự việc. Họ sở hữu tư duy hệ thống tốt hơn, làm việc quy củ nên có hiệu suất tốt, giảm thiểu tối đa rủi ro trong mọi vai trò được giao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, người học toán tư duy logic có thay đổi tích cực hơn cả khi giáo trình giảng dạy mang đến các tài liệu trực quan. Các thông tin có thể định lượng được sẽ giúp trẻ tiếp nhận môn học tốt hơn.
Thực tế cũng chứng minh, người giỏi toán tư duy logic thường thích các nghiên cứu thống kê hơn một các tài liệu phân tích. Họ thích các biểu đồ, bảng biểu, mốc thời gian, phân loại…hơn là các nhận định chung chung, diễn giải dông dài.
Khi là một phần trong nhóm, người có tư duy logic sẽ có xu hướng:
Phương pháp học toán tư duy logic không phức tạp như một số phụ huynh vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể giúp con có kỹ năng suy luận, sắp xếp tốt hơn. Bằng 10 phương pháp sau đây, không ít ba mẹ đã nhìn thấy rõ sự tiến bộ của con mình:
Não bộ đóng vai trò chỉ huy toàn bộ các hoạt động khác của cơ thể. Muốn có tư duy tốt, học tập hiệu quả, nhớ dai,…trước tiên sức khỏe trí não phải tốt.
Một bộ não khỏe mạnh giúp bé tư duy logic, lập luận tốt hơn. Vì vậy, từ 4-14 tuổi, ba mẹ nên sớm để bé tiếp cận với các chương trình học có khả năng:
Gia đình và nhà trường cần đảm bảo để trẻ có các kiến thức toán học cơ bản vững chắc. Đây còn là bước đệm để con học tập hiệu quả hơn trong các chương trình nâng cao.
Chỉ khi có nền tảng toán học vững, bé mới có thể biết tư duy logic tốt hơn. Nhờ vậy, khi gặp bất cứ bài toán hay vấn đề nào cần giải quyết, con sẽ linh hoạt xử trí dễ dàng.
Dễ nhận thấy, quá trình học hỏi của trẻ bao gồm hai nội dung. Một là kiến thức cũ bé đã được học, được hiểu, áp dụng và thực hành trước đó. Hai là kiến thức mới chuẩn bị được học.
Hiện nay cả trẻ và nhiều phụ huynh còn lầm tưởng, khi học bài chỉ ôn luyện, nhớ kỹ những thông tin đã được học ở bài trước đó. Tuy nhiên, bạn nên hướng để bé chủ động học kiến thức mới từ các bài học đã biết.
Điều kể trên giúp bé dần có thói quen chủ động tìm kiếm thông tin. Quá trình này còn mang đến khả năng tiếp nhận bài học hiệu quả, sâu hơn. Đặc biệt đây cũng là bước quan trọng để rèn luyện tư duy logic.
Phương pháp học tập có vai trò chiến lược trong việc học. Nó là hướng đi, cách tiếp cận giúp trẻ nắm được kiến thức tốt hơn. Do đó, bạn nên giúp trẻ tìm đúng cách học phù hợp. Mỗi trẻ tiếp thu tốt hơn khi phương pháp học tập phù hợp với khả năng, sở thích và ưu thế của trẻ.
⇒ Xem thêm: 7 phong cách học tập bạn cần nắm bắt khi dạy trẻ học
Việc thiết kế một thời gian biểu hợp lý, nghiêm túc, cân bằng giữa chơi, nghỉ… cũng sẽ giúp trẻ có hiệu quả học tập tốt hơn đáng kể. Mặt khác nhờ thế, não bộ cũng có thói quen tư duy, suy luận tốt hơn mỗi ngày.
Sẽ là sai lầm nếu bạn ép bé vào một khuôn khổ cứng nhắc. Thay vào đó, người lớn cần thấu hiểu đặc tính của trẻ em: ham khám phá, yêu thích chơi đùa.
Do vậy, người hướng dẫn cho con nên tận dụng triệt để điều này để phát triển tư duy logic. Thông qua các trò chơi học toán, bạn có thể giúp não bộ của con suy luận tốt hơn:
Nhờ thế, con có cảm giác thoải mái, không bị gò bó ngay cả khi đang được rèn tư duy logic.
Tư duy phản biện rất có lợi cho trẻ khi học hỏi. Khi phản biện, trẻ cần phân tích và nhìn nhận, xâu chuỗi vấn đề lại. Nhờ đó, nó giúp quá trình rèn luyện tư duy logic thêm hiệu quả.
Qua thời gian, thói quen phản biện giúp trẻ hình thành kỹ năng phân tích, mổ xẻ vấn đề nhanh hơn. Nhờ đó việc tư duy của bé cũng cải thiện tốt hơn. Người lớn nên giúp trẻ biết tư duy phản biện bằng những câu hỏi.
Chẳng hạn như, tại sao thịt sẽ thiu nếu không bảo quản trong tủ lạnh? Tại sao vào mùa thu lá lại rơi? Những bé lớn hơn, bạn có thể để bé tự nhìn vào vấn đề và đưa ra câu hỏi. Quá trình tìm lời thỏa đáng cho các thắc mắc kể trên sẽ giúp con suy luận logic hiệu quả hơn nhiều.
Tuy vậy cũng không hợp lý nếu ba mẹ “thả” để con tự do. Học là cả một quá trình và bạn cần biết cách uốn từ từ. Giai đoạn bé còn nhỏ, người lớn vẫn nên rèn cho con biết cách tập trung.
Bằng cách sau, bạn có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn khi học:
Có vốn ngoại ngữ tốt không chỉ giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức mới từ tài liệu đa dạng. Hơn thế nữa quá trình học cũng giúp các em tư duy logic hơn.
Quá trình tập trung học từ vựng tiếng Anh, học cấu trúc ngữ pháp, cách phát âm…là cách hay để con tìm ra quy luật, biết sắp xếp và suy luận hiệu quả.
Ý nghĩa của việc học tiếng Anh, Pháp, Nhật…từ cơ bản đến nâng cao cũng tương tự như khi học toán tư duy. Qua đây, trẻ suy luận, kết nối thông tin tốt hơn nhiều.
Khuyến khích trẻ giúp đỡ, hướng dẫn người khác một mặt giúp bé có kỹ năng xã hội, kết nối, hợp tác,…khi làm việc nhóm tốt hơn.
Đồng thời, quá trình này còn gợi mở để trẻ sử dụng các quy luật, nguyên tắc,…để chỉ cho bạn mình cách làm việc/học/giải toán hiệu quả hơn, nhanh hơn.
Quá trình kể trên sẽ giúp bé dần rèn được cách suy luận logic, biết sắp xếp các sự vật, hiện tượng một cách thông minh. Tin rằng qua đây, con cũng có tư duy tốt hơn mỗi ngày.
Ứng dụng của toán tư duy logic không chỉ tốt cho trẻ trong quá trình học tập của trường. Hơn thế nữa phương pháp suy luận hay mà môn học mang lại còn mang đến khả năng chủ động, linh hoạt hơn khi trẻ đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Phụ huynh nên tận dụng điều này để giúp con có cơ hội vận dụng các kiến thức từ môn kể trên vào tình huống thực tế. Đó có thể là:
Quá trình học toán tư duy sẽ kích thích khả năng ham học hỏi, sự tò mò vốn có và niềm yêu thích khám phá cái mới ở các em. Hi vọng bài viết của Sylvan Learning Việt Nam sẽ hữu ích với bạn trong quá trình dạy bé học toán tư duy.
Hiện nay, thực hành dạy toán tư duy cho trẻ được nhiều trung tâm và trường tiểu học triển khai. Hoạt động đào tạo này
Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ
với phương pháp CLIL (Tích hợp nội dung – ngôn ngữ) lồng ghép nội dung học đa dạng về văn hóa, xã hội, khoa học và Project-based Learning (Học theo dự án) thúc đẩy sự sáng tạo, chủ động trong các hoạt động học tập
để phối hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết hiệu quả, hình thành sở thích đọc sách, phát triển tinh thần thích khám phá, chủ động tìm kiếm thông tin
với các bài tập làm quen đề thi Cambridge STARTERS – MOVER – FLYERS, vừa giúp đạt kết quả thi mong muốn, vừa cải thiện hiệu quả học chính khóa
Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ
qua phương pháp English 21+ và Project-based
Learning (Học theo dự án) chú trọng hoàn
thiện kiến thức tiếng Anh học thuật (vốn từ, cấu trúc ngữ pháp,
ngữ điệu…) và kết hợp thực hành,
tương tác theo tình huống
giao tiếp thực tế
là bộ kỹ năng quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21
(gồm Tư duy phản biện – Sáng tạo – Hợp tác – Giao Tiếp),
tạo nền tảng tốt cho định hướng học tập và lựa chọn
nghề nghiệp tương lai
với các bài tập làm quen đề thi Cambridge KET – PET
– FCE giúp tăng sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng cho
các kỳ thi tiếng Anh quan trọng (IELTS, TOEIC, SAT…)